leftcenterrightdel
 

QĐND Online – Khoảng thời gian từ năm 1923-1929, Bác Hồ đã có những năm tháng sống trên đất nước của Lê-nin, sang Trung Quốc hay tới Thái Lan…Dù không còn bị mật thám theo gót hằng ngày như ở Pháp nhưng khó khăn, hiểm nguy vẫn luôn rình rập, thậm chí ở trong nước, kẻ thù đã tuyên án tử hình Người. Nhưng bất chấp khó khăn, Người vẫn đau đáu tìm đường để sớm về Tổ quốc cứu dân, cứu nước…

leftcenterrightdel
 

Từ 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pháp đến Liên Xô. Là đảng viên Đảng cộng sản Pháp, đại biểu thuộc địa từ Đông Dương, Người được tham dự nhiều hội nghị quốc tế quan trọng như Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế nông dân (1923), Đại hội Quốc tế  Công hội đỏ (1924), Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản (1924), Đại hội lần thứ 4 Quốc tế Thanh niên (1924)…Lần đầu tiên trong lịch sử, có một người cộng sản Việt Nam đã được bầu vào Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân; là người Việt Nam đầu tiên vào học Trường Đại học Phương Đông. Người cũng liên tục viết bài đăng trên các tờ báo cánh tả ở nhiều nước.

leftcenterrightdel
Thẻ đại biểu cấp cho Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản tại Moskva - Nga (ảnh bên trái) và Thẻ đại biểu tư vấn cấp cho Nguyễn Ái Quốc để tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, tổ chức tại Moskva, Nga, từ ngày 17-6 đến ngày 8-7-1924 (ảnh bên phải).
leftcenterrightdel
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5 ở Moskva và lần tiếp xúc với nhân dân Moskva (Nga) trên đồi Chim Sẻ, trong thời gian tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (17-6 đến 8-7-1924).

Với những hoạt động mạnh mẽ, sôi nổi, bày tỏ chính kiến thiết thực cho phong trào giải phóng thuộc địa, tiếng nói của Người có ảnh hưởng ngày càng cao ở Quốc tế Cộng sản. Chỉ chưa đầy một năm có mặt ở Moscow, ngày 14-4-1924, đồng chí Pê-tơ-rốp – Tổng thư ký Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản đã ký quyết định công nhận Nguyễn Ái Quốc từ cán bộ “tạm thời” trở thành cán bộ chính thức trong biên chế của Quốc tế Cộng sản.

leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
Thị thực cho phép nhập cảnh vào nước Nga, số 1829, ngày 16-6-1923 của đại diện Liên bang CHXHCN Xô Viết tại Béc-lin, Đức cấp cho Cheng Vang (Nguyễn Ái Quốc) 

 

Báo Projector (Đèn chiếu) đã đăng ảnh Nguyễn Ái Quốc bên cạnh những đại biểu dự Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản với hàng chữ ghi chú: “Những lãnh tụ chủ chốt của giai cấp vô sản thế giới”.

 

 

 

 

leftcenterrightdel
 
   
leftcenterrightdel
Một đoạn trong bức thư của Nguyễn Ái Quốc gửi  đồng chí Pêtơrốp, Chủ tịch Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản 

Dẫu có vị trí quan trọng như vậy, song trong cuộc sống, Người vẫn gặp không ít khó khăn, thậm chí có lúc đã phải nợ cả tiền thuê nhà. Tháng 3-1924, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Pêtơrốp, Chủ tịch Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản. Bức thư viết: "Các đồng chí thân mến! Tôi đã nhận được bức tối hậu thư của Sở quản lý nhà giục phải trả 40 rúp 35 côpếch về chỗ ở của tôi, không có thì tôi sẽ bị đưa ra toà. Tôi phải cho đồng chí biết rằng:

1. Trong những tháng, tháng mười hai, tháng giêng và tháng hai tôi thuê phòng số 176, ở đây bao giờ cũng có 4 và 5 người thuê. Ban ngày thì tiếng ồn liên tục ngăn trở tôi làm việc. Ban đêm tôi bị rệp ăn thịt, không cho tôi nghỉ ngơi.Vì vậy tôi không muốn trả 5 rúp về tiền thuê nhà để tỏ sự phản đối.

leftcenterrightdel
Người chụp ảnh kỷ niệm với các đoàn viên Công xã Leninsky Zakal, Moskva, 10-1924. Ảnh sưu tầm từ tạp chí SMENA, 12-1924 (ảnh bên trái) - Nguyễn Ái Quốc và các đại biểu dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (ảnh bên phải).  

2. Từ tháng ba, tôi nhận một phòng nhỏ, rất nhỏ. Sở quản lý nhà buộc tôi gánh 13 rúp 74 cho tháng ba và 11 rúp 61 cho những tháng sau".

Người đã so sánh diện tích, trang bị nội thất và giá cả với các phòng khác thì "giá mà người ta buộc cho tôi là hoàn toàn đáng công phẫn".

Tháng 4-1924, Nguyễn Ái Quốc có quyết định của Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản do đồng chí Pêtơrốp ký nhận vào làm cán bộ ngoài biên chế của ban với mức lương tháng là 6 trécnôvéc (tương đương 60 rúp).

Đến ngày 19-9-1924, Người mới được Ban phương Đông - Quốc tế Cộng sản cử đi Quảng Châu (Trung Quốc) sau nhiều tháng “ăn chực nằm chờ” song công tác bảo đảm lại còn nhiều bất cập.

leftcenterrightdel
Người sống và làm việc từ cuối năm 1923 đến đầu năm 1924 tại khách sạn Lux - số 10 phố Tverskaya. Khách sạn Lux lúc này là nơi được dành riêng cho cán bộ, lãnh tụ giai cấp công nhân từ khắp nơi đến Quốc tế Cộng sản. 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
 

Những khó khăn về đời sống vẫn luôn bủa vây Người. Năm 1926, khi đã được cử sang Trung Quốc công tác, Người đã viết báo cáo gửi về Ban Phương Đông, có đoạn: “Từ tháng 11-1924, tôi được Ban phương Đông và Đảng Cộng sản Pháp phái đến Quảng Châu để làm việc cho Đông Dương. Vì trong suốt thời gian ấy (1924-1927), tôi không nhận được quỹ cũng không được lương của Quốc tế Cộng sản, tôi phải làm việc dịch thuật để kiếm sống và để phụ thêm cho công tác mà nó ngốn từ 75 đến 80% tiền lương của tôi, cộng với tiền đóng góp của các đồng chí.

leftcenterrightdel
 

Mặc dù thiếu thời gian và tiền, nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí người Nga và An Nam, chúng tôi đã có thể: Đưa 75 thanh niên An Nam đến học ở Trường tuyên truyền do chúng tôi tổ chức ở Quảng Châu,  Xuất bản 3 tờ tuần báo nhỏ, Phái những người tuyên truyền vừa mới được đào tạo về Xiêm, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Nam Kỳ, Thành lập một liên đoàn cách mạng do một ủy ban gồm 5 ủy viên ở Quảng Châu lãnh đạo, liên đoàn đã bắt rễ khắp nơi trong tất cả các xứ Đông Dương đó.

leftcenterrightdel
Báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản năm 1926
 

Người cho biết, chi phí cho mỗi sinh viên từ Đông Dương đến Quảng Châu và trở về hết 200 USD...

leftcenterrightdel
Hồ Chí Minh tiết lộ kỷ niệm làm báo tại Đại hội lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam ngày 16-4-1959

Kể về những năm tháng ấy, tại Đại hội lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam ngày 16-4-1959, Bác Hồ “bật mí”: Người đã ngoại giao để được đăng hai kỳ liền quảng cáo miễn phí về việc phóng ảnh trên tờ “Đời sống thợ thuyền” trong những số từ đầu tháng 4 đến tháng 5-1923.

Người viết: Lúc đó mình sống ở khu phố công nhân nghèo, hiểu rõ đời sống của họ, mình cứ viết những điều mắt thấy tai nghe. Viết xong đưa đến báo “Nhân đạo” và nói với đồng chí phụ trách về văn nghệ: "Đây là lần đầu tiên tôi thử viết truyện ngắn, nhờ đồng chí xem và sửa lại cho". Đồng chí ấy xem xong rồi bảo: "Được lắm, chỉ cần sửa lại một vài chỗ thôi". Cách mấy hôm sau, thấy truyện của mình được đăng báo thì sướng lắm. Sướng hơn nữa là được trả cho 50 Franc tiền viết bài. Chà! Lần đầu tiên được trả tiền viết báo. Với 50 Franc đó mình có thể sống 25 ngày không phải đi làm, tha hồ tham gia mít tinh, tha hồ viết báo, tha hồ đi xem sách...

leftcenterrightdel
Báo Người cùng khổ (Le Paria), Cơ quan Ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc và một số nhà cách mạng sáng lập, phát hành trong những năm 1922-1926 (Số 24, tháng 4-1924) 

Sau khi không còn ở Pháp, Bác vẫn tiếp tục viết và gửi bài cho nhiều tờ báo, trong đó có cả tờ “Người cùng khổ” mà Người đã nhiều năm viết không hề có nhuận bút.

Nguyễn Ái Quốc đã phải vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, trước hết là về trụ sở, về tài chính và về các mối liên lạc. Nhiều khi Người phải tự xoay xở, phải làm thêm cho Tạp chí Robinhit, Hãng Thông tấn Rosta và dịch thuật… để giúp đỡ một phần tài chính cho nhiệm vụ Quốc tế Cộng sản giao. 

leftcenterrightdel
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm phòng làm việc của V.I. Lênin ở Điện Kremli, Liên Xô (13-7-1955) - (bức ảnh bên trái)  - Bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi trong sổ ghi cảm tưởng trong Điện Kremli, Liên Xô (bức ảnh bên phải).
 
leftcenterrightdel
 
 

Tháng 4-1927, cánh hữu của Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch chỉ huy làm đảo chính phản cánh mạng, tình hình khó khăn. Nguyễn Ái Quốc quay trở về Liên Xô.

leftcenterrightdel
Những  hình ảnh ghi dấu kỷ niệm Bác Hồ sang thăm Liên Xô trên cương vị Chủ tịch Nước. 

Sau một thời gian ngắn ở Nhà An dưỡng mang tên Lê nin, Người bắt tay viết ngay cuốn sách, một cuốn sách thể hiện nung nấu xây dựng bạo lực cách mạng, là nguồn gốc tư tưởng để sau này Người chỉ đạo xây dựng Quân đội ta. Cuốn sách mang tên “Công tác quân sự của Đảng trong nông dân. Cuốn sách đã chỉ ra nhiều vấn đề về huấn luyện, tác chiến, vũ khí trang bị…trong công tác quân sự cho chiến tranh du kích. Theo tài liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp cho phóng viên Báo Quân đội nhân dân, cuốn sách này đã được lựa chọn làm tài liệu giảng dạy tại Trường Quân sự của những người cộng sản Đức ở Moscow năm 1927.

Sau thời gian đó, Nguyễn Ái Quốc đã được Quốc tế Cộng sản đồng ý về Đông Dương công tác. Người đến Thái Lan với mong mỏi về gần Tổ quốc. Năm 1928, Người đến vùng Uđon Tha ni, Xa Vang, Na Khôn Pha Nôm, Noọng Khai…để xây dựng cơ sở, từ đó tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào đấu tranh cách mạng, gây ảnh hưởng về trong nước.

Việt kiều sinh sống ở Xiêm phần nhiều là nông dân, thợ thủ công và những người buôn bán nhỏ. Người hòa mình với đông đảo quần chúng, sống đời sống của quần chúng, làm những việc cùng với quần chúng, tổ chức báo chí, mở lớp đào tạo ngắn hạn…

leftcenterrightdel
Những bức ảnh tư liệu lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sang thăm Liên Xô và hình ảnh Người trao đổi với nhà quay phim tài liệu Liên Xô Roman Karmen tại chiến khu Việt Bắc năm 1954.  
leftcenterrightdel
 

Ngày 10-10-1929, tòa án Vinh- Nghệ An mở phiên tòa số 115 xét xử 45 chiến sĩ cách mạng, trong đó có 7 án tử hình. Biên bản phiên tòa có ghi: "Nguyễn Ái Quốc tức Nguyễn Tất Thành, 30 tuổi (nghĩa là sinh năm 1899), lưu vong. Án do tòa án tỉnh đề nghị là tử hình, án do Viện cơ mật đề nghị là khổ sai chung thân". Kèm theo đó là lời phê của Khâm sứ Trung Kỳ: "Sẽ xét xử ngay sau khi bị bắt". Với án này, chính quyền thực dân luôn mong chờ, rình rập bắt Nguyễn Ái Quốc nhưng Người vẫn đau đáu tìm mọi cách về nước để hoạt động.

 Tháng 11, Nguyễn Ái Quốc rời Thái Lan đi Trung Quốc. Thỉnh thoảng, Người cùng với một số cán bộ, cũng khăn gói tay đẫy đi...buôn để gây quỹ cho tổ chức.

Trong thời gian hoạt động này, Nguyễn Ái Quốc đã làm rất nhiều cho công tác giáo dục, tuyên truyền và tổ chức, tạo nên một sự thay đổi lớn trong Việt kiều.

Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, dù đã hết sức cẩn thận vẫn không thể hoàn toàn giữ kín được. Thực dân Pháp sinh nghi, tung mật thám dò tìm. Người bị theo dõi ráo riết. Gặp khi nguy hiểm quá, Người thậm chí đã phải lánh vào chùa, tạm cắt tóc đi tu để tiếp tục hoạt động.

Từ tháng 7-1928 đến tháng 11-1929, Nguyễn Ái Quốc, lúc đó với tên gọi Thầu Chín từ Thái Lan vượt sông Mê Kông ít nhất hai lần sang đất Lào để nghiên cứu, khảo sát thực địa để tìm đường bí mật qua Lào về Việt Nam. Sau này, trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18-2-1930, Người viết:

“Đã hai lần tôi cố gắng về An Nam, nhưng phải quay trở lại. Bọn mật thám và cảnh sát ở biên giới quá cẩn mật, đặc biệt là từ khi xảy ra vụ An Nam “Quốc dân đảng”.

leftcenterrightdel
Báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18-2-1930 
leftcenterrightdel
Phim tài liệu về Nguyễn Ái Quốc đến với Lênin. Nguồn: hochiminh.vn
leftcenterrightdel
Đoàn công tác của Tàu 016-Quang Trung  Hải quân Nhân dân Việt Nam viếng tượng đài Bác Hồ tại Vladivostok. Ảnh: Vũ Hưởng. 
leftcenterrightdel
Tượng đài Hồ Chí Minh trên quảng trường mang tên Người tại thủ đô Matxcơva và một số hình ảnh của nước Nga. 

 

 
del
Thông tin tác giả

Chỉ đạo thực hiện: Đại tá NGÔ ANH THU, Phó tổng biên tập

Tổ chức thực hiện: Đại tá NGUYỄN VĂN MINH

Nội dung: KHÁNH HUYỀN - BAN MAI - TRẦN YẾN

Trình bày, đồ họa: VĂN PHONG - MINH NGỌC

Ảnh: TTXVN - BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN - TƯ LIỆU - BÁO HẢI QUÂN.