Trong đó, ngân sách nhà nước thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết số 15/NQ-HĐND là 1.249,837 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hóa để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 394,13 tỷ đồng.
Riêng đối với các địa phương, đến nay, đã phê duyệt và thực hiện hỗ trợ cho 8 nhóm đối tượng quy định tại Nghị quyết số 15/NQ-HĐND; rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho 289.511 người, hộ kinh doanh với kinh phí phê duyệt là 298,096 tỷ đồng (thực tế đã tổ chức chi trả cho 288.770 đối tượng với kinh phí 296,931 tỷ đồng).
 |
Các địa phương trên địa bàn Thủ đô đã thực hiện chi trả tiền hỗ trợ an sinh xã hội theo Nghị quyết 68 của Chính phủ cho người lao động khó khăn. |
Các tổ chức chính trị, xã hội TP Hà Nội và một số quận, huyện, thị xã cũng đã huy động nhiều nguồn lực xã hội và quà của các nhà hảo tâm để cùng chung sức hỗ trợ cho 1,06 triệu lượt người, hộ gia đình còn khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống với số tiền 304,856 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân hàng chính sách xã hội thành phố đã thực hiện cho vay được 238,631 tỷ đồng để hỗ trợ cho người lao động vay phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ngoài các chính sách của Trung ương và thành phố, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đã trích kinh phí gần 100 tỷ đồng từ nguồn ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 để quyết định hỗ trợ cho hơn 175.000 người khó khăn, bao gồm cả một số người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội.
Từ nguồn lực vận động xã hội hóa, toàn thành phố đã giúp đỡ, hỗ trợ cho 1,059 triệu lượt người, hộ gia đình gặp khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống với số tiền hơn 304 tỷ đồng...
Tính chung, từ đầu tháng 7 đến nay, TP Hà Nội đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho tổng số gần 3,25 triệu lượt người dân, người lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19. Tổng kinh phí chi hỗ trợ là hơn 1.505 tỷ đồng, trong đó nguồn kinh phí từ ngân sách là hơn 1.112 tỷ đồng, nguồn vận động xã hội hóa là hơn 393 tỷ đồng.
Tin, ảnh: NGỌC HUY