* Mực nước trên các sông đang xuống

Toàn tỉnh Hòa Bình đã cứu hộ và di dời 990 hộ dân đến nơi an toàn; 100% diện tích lúa, hoa màu đều bị ảnh hưởng (trong đó 10.000ha bị ngập hoàn toàn); khoảng 540ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị lũ cuốn trôi. Các tuyến đường tỉnh như 229, 12B, 21, 70B, 432, 432B, 433, 435, 438... bị sạt lở, ngập úng cục bộ; nhiều công trình hạ tầng, thủy lợi bị hư hỏng nặng, lực lượng chức năng đang tiếp tục rà soát, thống kê.

Lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình đã và đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất. Riêng điểm sạt lở xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, lực lượng chức năng huy động khoảng 300 người và máy móc khẩn cấp tham gia cứu hộ, tìm người mất tích.

leftcenterrightdel
Khung cảnh tan hoang sau khi cơn lũ đi qua khiến một số người dân không có nhà để ở. Ảnh: baohoabinh.com.vn.
Từ sáng 12-10, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình mưa đã giảm, mực nước trên các sông suối dần hạ thấp, các huyện, thành phố đang triển khai đánh giá, đôn đốc công tác khắc phục thiệt hại. Theo ông Đặng Trần Công - Chánh Văn phòng Công ty Thủy điện Hòa Bình, đến 7 giờ ngày 13-10, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã đóng toàn bộ 6 cửa xả đáy (trước đó, từ chiều 11-10 nhà máy đã đóng 2 cửa xả); mực nước hồ thượng lưu này đạt mức 115,11m, hạ lưu là 14,66m.

* Đến sáng 13-10, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 14 người chết, 5 người bị thương và 5 người mất tích do mưa lũ. Nhiều xã thuộc các huyện như Thạch Thành, Yên Định, Thiệu Hóa... vẫn bị ngập sâu, đời sống người dân rất khó khăn.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã có 140 nhà bị thiệt hại hoàn toàn hoặc bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất, 17.604 nhà bị ngập sâu trong nước lũ.

Mưa lũ cũng khiến trên 1.000ha lúa bị ngập; 18.000ha diện tích ngô, rau màu bị ngập, đổ gãy. Số gia súc trên địa bàn bị cuốn trôi là trên 5.000 con, gia cầm 151.000 con…

leftcenterrightdel
Nước ngập vào nhà dân xã Tượng Sơn (huyện Nông Cống, Thanh Hóa). Ảnh: Hoa Mai/TTXVN. 
Trên tuyến đê sông Chu (đê cấp I) bị sạt lở 4 điểm với tổng chiều dài 107m. Các tuyến đê từ cấp VI trở xuống bị sạt lở, nứt vỡ với tổng chiều dài 298m, nghiêm trọng nhất là sạt mái đê hữu sông Cầu Chày trên địa bàn xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, với chiều dài cung sạt 6m, rộng 5m, sâu 1,2m.

Trên tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45, Quốc lộ 217 vẫn còn nhiều điểm bị ngập sâu khiến giao thông bị ách tắc cục bộ…

Để đảm bảo an toàn cho những hộ dân sống ven sông, suối, khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng thấp, bãi ven sông, các địa phương đã chủ động sơ tán trên 17.600 hộ dân đến nơi an toàn; trong đó các huyện Thạch Thành di dời 3.389 hộ, Thọ Xuân di dời 3.415 hộ, Thường Xuân 1.727 hộ…

leftcenterrightdel
Nhà dân bị cô lập trong dòng lũ tại xã Thành Kim, huyện miền núi Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN. 
leftcenterrightdel
Nước lũ dâng cao làm ngập đường đi tại huyện Thạch Thành. Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN. 
leftcenterrightdel
 Lực lượng bộ đội, công an, dân quân huyện miền núi Thạch Thành vận chuyển mì tôm, lương khô, nước uống tới cứu trợ cho người dân tại xã bị ngập lụt. Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN.
Sở Công Thương đã huy động trên 1.800 thùng mì tôm, 1.825kg lương khô, gần 5.500 lít nước để cứu trợ kịp thời cho các hộ phải sơ tán, bị cô lập do mưa lũ trên địa bàn huyện Thường Xuân. Hội Chữ thập đỏ cũng đã phân phối hàng cứu trợ cho các huyện vùng lũ Nông Cống, Thọ Xuân, Thạch Thành, Yên Định, Vĩnh Lộc với 6.100 thùng mì tôm, 3.000 chai nước lọc.

Lực lượng Quân đội cũng đã điều động hơn 1.500 cán bộ, chiến sĩ, hơn 8.500 dân quân tự vệ cùng các phương tiện xuống những địa bàn bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, giúp dân sơ tán, xử lý sự cố đê và tìm kiếm cứu nạn.

Chính quyền địa phương cũng đẩy mạnh phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ. Tại những nơi nước nước đã rút, các tổ chức đoàn thể, dân quân tự vệ giúp nhân dân tu sửa nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh, tiêu độc khử trùng, khắc phục sự cố đê điều, thủy lợi, giao thông…

* Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết: Mực nước lúc 7 giờ ngày 13-10 trên sông Bưởi tại Kim Tân 13,34m, trên báo động 3 là 1,34m; sông Mã tại Giàng 4,10m, trên báo động 1 là 0,1m; sông Cả tại Dừa 21,85m, dưới báo động 2 là 0,65m, tại Nam Đàn 6,37m, dưới báo động 2 là 0,53m.

leftcenterrightdel
Nước dâng cao gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN.
leftcenterrightdel
 Nước lũ dâng cao khiến nhà cửa của người dân Ninh Bình ngập sâu trong nước. Ảnh: Minh Đức/TTXVN.
Hồi 9 giờ 30 phút ngày 13-10, lũ trên sông Bưởi, sông Mã (Thanh Hóa) đang xuống. Lũ trên sông Cả tại Dừa đã đạt đỉnh 21,91m (lúc 19 giờ ngày 12-10), dưới báo động 2 là 0,59m và đang xuống, hạ lưu sông Cả (Nghệ An) đang dao động ở mức đỉnh.

Dự báo trong 12 giờ tới, lũ trên sông Bưởi, sông Mã, tiếp tục xuống, hạ lưu sông Cả biến đổi chậm. Mực nước sông Bưởi tại Kim Tân xuống mức 12,3m, trên báo động 3 là 0,3m; sông Cả tại Nam Đàn ở mức 6,5m, dưới báo động 2 là 0,4m.

Trong 12-24 giờ tiếp theo, lũ hạ lưu sông Cả tại Nam Đàn biến đổi chậm ở mức 6,3m; sau xuống chậm. Tuy nhiên cần tiếp tục đề phòng nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và sụt lún ven sông tại các huyện: Thạch Thành, Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Yên Định, Thọ Xuân (Thanh Hóa); Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên (Nghệ An). Tình trạng ngập lụt ở Thanh Hóa, Nghệ An đã giảm dần. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.

Lúc 9 giờ ngày 13-10, mực nước trên sông Thao tại Yên Bái: 30,41m (trên báo động 1: 0,41m); sông Hoàng Long tại Bến Đế: 4,73m (trên báo động 3: 0,73m);  sông Hồng tại Hà Nội: 8,28m (dưới báo động 1: 1,22m)

Lúc 9 giờ 30 phút ngày 13-10, lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế đang xuống chậm, trên sông Thao tại Yên Bái đang xuống nhanh. Mực nước hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội đang xuống nhanh.

Dự báo mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế trong 12 giờ tiếp theo sẽ xuống mức 4,3m (trên báo động 3: 0,3m). Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, sẽ xuống mức 3,8m (dưới báo động 3: 0,2m). Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.

Mực nước trên sông Thao tại Yên Bái trong 12 giờ tới, sẽ xuống mức 30,0m (mức báo động 1). Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, xuống mức 29,70m (dưới báo động 1: 0,3m). Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội trong 12 giờ tới sẽ xuống mức: 7,5m (dưới báo động 1: 2,0m); trong 12 đến 24 giờ tiếp theo sẽ xuống mức 6,8m (dưới báo động 1: 2,7m).  Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

Cảnh báo trong 12 giờ tới, nguy cơ sạt lở đất có khả năng xảy ra tại các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Hòa Bình. Tình trạng ngập lụt tiếp tục diễn ra ở Ninh Bình.

TTXVN