Chuỗi sự kiện từ ngày 18 đến 20-9 nhằm thúc đẩy các nỗ lực chống ô nhiễm nhựa ở Việt Nam tổ chức tại TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Người dân, chuyên gia, lãnh đạo cộng đồng, doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách cùng nhau dọn sạch các điểm nóng về ô nhiễm nhựa, chia sẻ các sáng kiến giúp ngăn chặn ô nhiễm nhựa trên sông, khuyến khích thay đổi hành vi trong ngành nhựa và hỗ trợ các chính sách ngăn chặn ô nhiễm nhựa tại nguồn.
|
|
Các đại biểu chung tay làm sạch ô nhiễm nhựa trên sông |
Là một phần của sáng kiến toàn cầu nhằm giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương, TP Cần Thơ đã được chọn để thí điểm công nghệ Interceptor 003 của Tổ chức The Ocean Cleanup, một hệ thống dọn rác trên sông hiện đại được thiết kế để thu gom tới 50 tấn rác mỗi ngày. Hệ thống này đã được đưa vào hoạt động trên sông Cần Thơ từ năm 2021 và được chính thức bàn giao lại cho chính quyền địa phương vào tháng 4-2024.
|
|
Các đại biểu sau khi thu gom rác thải trên sông. |
Ông Marco Piet, Giám đốc chương trình Sông, Tổ chức The Ocean Cleanup, cho biết: “Sứ mệnh của Tổ chức The Ocean Cleanup là loại bỏ rác thải nhựa khỏi các đại dương trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu này, The Ocean Cleanup có phương pháp tiếp cận theo hai hướng: Ngăn nguồn rác thải chảy đến từ các con sông đồng thời xử lý rác thải đang tích tụ ở đại dương. Công việc chúng tôi thực hiện tại Việt Nam là một phần quan trọng của chiến lược sông toàn cầu của chúng tôi, và chúng tôi tự hào được hợp tác với UNDP, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh vào Ngày Làm cho thế giới sạch hơn để tiếp tục thúc đẩy các hành động ý nghĩa nhằm giảm thiểu ô nhiễm nhựa”.
Theo bà Dzeneta Mulabegovic – Cố vấn Chiến lược cho Trưởng đại diện thường trú UNDP về Hợp tác với Khu vực tư nhân tại Việt Nam, các sáng kiến đổi mới mang đến nhiều giải pháp để thu gom rác nổi trên sông, kênh rạch. Trọng tâm chính là triển khai các hệ thống tự động thu gom rác thải lên bờ một cách hiệu quả, nơi rác thải có thể được xử lý bởi hệ thống quản lý rác thải của thành phố. Phương pháp này giúp ngăn chặn rác thải và nhựa từ sông chảy ra biển, góp phần giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương.
HƯƠNG GIANG
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan
Ngày 26-7, tại Ninh Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và các đơn vị tổ chức Hội thảo chuyên đề “Kết nối quan điểm hướng tới thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa”.
Ngày 16-9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Nhóm công tác triển khai Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP) tại Việt Nam.
Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa (RTN) đã và đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải đối mặt. Tại Việt Nam hiện nay, 90% người thu gom phế liệu và RTN là phụ nữ, thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, để tăng cường quản lý, giảm thiểu RTN thì việc hỗ trợ và nâng cao vai trò của phụ nữ trong công tác này là hết sức cần thiết.
Giai đoạn 2010-2020, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao, với mức tăng hằng năm 16-18%. Trong năm 2022, sản lượng nhựa đạt 9,54 triệu tấn. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhựa ở Việt Nam liên tục tăng, kéo theo sự gia tăng, phát sinh của rác thải nhựa.