Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 799, Bộ tư lệnh Quân khu 1 vừa tổ chức bàn giao bò giống cho 117 hộ dân tại 3 xã Mông Ân, Thạch Lâm, Quảng Lâm và thị trấn Pác Miầu (Bảo Lâm, Cao Bằng).
 |
Toàn cảnh buổi lễ trao trâu giống tại xã Mông Ân (Bảo Lâm, Cao Bằng). |
Đây là hoạt động nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ 2021 – 2025, thuộc Tiểu dự án 3 - Dự án 3: “Hỗ trợ các dự án, mô hình chăn nuôi và trồng trọt”.
Tại lễ bàn giao, đoàn đã trao tặng nhân dân các xã Mông Ân, Thạch Lâm, Quảng Lâm và thị trấn Pác Miầu 117 con trâu giống, mỗi con trị giá 19 triệu đồng. Tổng kinh phí thực hiện dự án tại huyện Bảo Lâm hơn 2 tỷ đồng. Quá trình tham gia dự án, các hộ dân được Nhà nước hỗ trợ 50% vật tư phục vụ chăn nuôi và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi trâu cái sinh sản.
 |
Bà con xã Mông Ân (Bảo Lâm, Cao Bằng) nhận trâu giống.
|
Để dự án đạt được hiệu quả tốt, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 799 - Bộ tư lệnh Quân khu 1 đề nghị địa phương tăng cường công tác truyền thông về dự án để nhân dân nắm rõ; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc nhân dân tổ chức chăn nuôi con giống được cấp theo đúng quy trình kỹ thuật và nội dung cam kết. Người dân tham gia dự án cần tập trung chăm sóc, phòng bệnh để trâu sinh trưởng, phát triển tốt. Chương trình trao tặng trâu sinh sản của Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 799, Bộ tư lệnh Quân khu 1 là một hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo vượt qua khó khăn, từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
Tin, ảnh: HÀ LINH – LÃNH TRỌNG
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan.
Nằm trong 62 huyện nghèo của cả nước, thời gian qua, vốn tín dụng chính sách được coi là đòn bẩy giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) vươn lên trong cuộc sống. Tín dụng chính sách đã phát huy vai trò, hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương này.
Với sự vào cuộc tích cực của chính quyền huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) và sự đồng thuận, vươn lên của mỗi người dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia với trọng tâm là tạo việc làm, sinh kế cho người dân bằng việc hỗ trợ thông qua các mô hình chăn nuôi phù hợp thực tế địa phương - đây chính là “đòn bẩy” giúp người dân địa phương vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc Lô Lô ở Cao Bằng chủ yếu là người Lô Lô đen - thuộc nhóm dân tộc có dân số dưới 10.000 người - hiện có hơn 2.300 người, chiếm 52,3% tổng số người Lô Lô tại Việt Nam và sinh sống chủ yếu ở 2 huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc. Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, nâng cao đời sống người dân, các địa phương của Cao Bằng đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp.