Nhờ sự đầu tư tập trung, hiệu quả từ các chương trình, đề án của Chính phủ, đặc biệt là các Chương trình mục tiêu quốc gia, đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi huyện vùng cao biên giới Mèo Vạc (Hà Giang) đang từng bước đổi thay tích cực. Cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống được ưu tiên đầu tư tạo diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.
Huyện Mèo Vạc là nơi sinh sống của 17 dân tộc với dân số hơn 95.000 người; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 96%; có 17 xã và 1 thị trấn, trong đó có 3 xã biên giới. Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, huyện Mèo Vạc đã tập trung đầu tư xây dựng các dự án, công trình cấp thiết cho người dân như cứng hóa hệ thống đường giao thông nông thôn, nước sinh hoạt, hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất, nhà văn hóa thôn, hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa nhà...
Đặc biệt, xác định Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là "động lực" phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với tổng nguồn vốn được phân bổ trong 3 năm 2022, 2023, 2024 hơn 533 tỷ đồng, huyện tập trung vào hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà ở, giáo dục, y tế, giảm nghèo, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc… nhờ đó, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của huyện đạt hơn 6%/năm. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025 giảm 6,32% so với cuối năm 2022…
 |
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, những ngôi nhà tạm, dột nát của đồng bào dân tộc thiểu số được thay thế bằng những ngôi nhà mới kiên cố giúp người dân ở vùng cao biên giới huyện Mèo Vạc (Hà Giang) “an cư – lạc nghiệp”. |
 |
Đường giao thông nông thôn được bê tông hóa vào tận các thôn xa xôi tại xã biên giới Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc (Hà Giang).
|
 |
Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mèo Vạc (Hà Giang) phát triển chăn nuôi, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình. |
 |
Truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang) được gìn giữ và phát huy. |
 |
Đồng chí Ngô Mạnh Cường, Phó chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc (Hà Giang) kiểm tra hiệu quả dự án hỗ trợ chăn nuôi bò tại xã Cán Chu Phìn. |
 |
Công tác triển khai, thực hiện gắn với kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án. |
 |
Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. |
 |
Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mèo Vạc nói riêng, tỉnh Hà Giang nói chung phấn khởi, vững tin theo Đảng, Nhà nước; tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, chung tay bảo vệ sự bình yên nơi địa đầu Tổ quốc. |
KIM THU (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan.
Nhiều năm qua, thiếu nước sinh hoạt luôn là câu chuyện quen thuộc của đồng bào các dân tộc ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Vào thời điểm hiện nay, để có nước sinh hoạt, hằng ngày, bà con phải dậy từ 3-4 giờ sáng, đi bộ, leo núi vài ki-lô-mét về phía đầu nguồn để địu nước về sử dụng
Nhiều năm trước, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) từng là điểm “nóng” của tình trạng tảo hôn. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, với sự chủ động vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, các đơn vị trường học và các lực lượng chức năng bằng những biện pháp cụ thể, vấn nạn tảo hôn cơ bản được đẩy lùi.
Ngày 26-4, tại xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) Ban Chỉ đạo diễn tập huyện Mèo Vạc tổ chức diễn tập chiến đấu xã Sơn Vĩ trong khu vực phòng thủ năm 2024.