Để tìm hiểu về nghề khá độc lạ này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử đã về ấp Long Tân, xã Long Điền B, huyện Chợ Mới (An Giang) ghi lại một số hình ảnh gửi đến độc giả:

Cơ sở mộc Thanh Hòa là một trong vài hộ còn duy trì nghề truyền thống này ở huyện Chợ Mới, An Giang. 

Chị Võ Thị Sáng (đứng) quản lý cơ sở mộc Thanh Hòa, ấp Long Tân, xã Long Điền B, huyện Chợ Mới (An Giang) kiểm tra các công đoạn tranh vẽ kính.
Theo chị Sáng, để hoàn thành một sản phẩm tranh vẽ kính phải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi nghệ nhân phải tỉ mỉ, khéo tay.
Sự độc đáo của tranh kính ở chỗ là phải vẽ ngược, tức mặt vẽ là phía sau tấm kính. 
Công đoạn kéo lụa trên kính. 
Nhân viên chuẩn bị gắn ốc xà cừ, kim tuyến lên bức tranh.
Ốc xà cừ và kim tuyến được gắn từ phía sau bức tranh.
Công đoạn đóng khung cho bức tranh. 
Tranh vẽ kính được chia làm 2 loại: Tranh thờ và tranh phong cảnh. 
 Một bức tranh phong cảnh hoàn chỉnh.
Những bức tranh sau khi in 3D được xếp lại để chờ công đoạn tiếp theo. 
Ông Nguyễn Thanh Hòa kiểm tra công đoạn in 3D của bức tranh. 
Để bắt nhịp xu thế thị trường, ông Nguyễn Thanh Hòa đã đầu tư máy in 3D để thao tác nhanh trên máy, giá thành rẻ hơn đối với tranh vẽ tay.
Nhân viên cơ sở mộc Thanh Hòa cắt kính cho một bức tranh theo kích thước.
Sản phẩm tranh vẽ kính chủ yếu phục thị trường phía Nam và người Việt Nam sinh sống bên Campuchia. 

ĐỨC PHÚ (thực hiện)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.