Nga sẽ tiến hành một loạt các biện pháp tấn công vào những “lĩnh vực nhạy cảm” nhất để đáp trả lại các biện pháp trừng phạt mà phương Tây đang áp dụng với nước này.
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời ông Dmitry Birichevsky, Vụ trưởng Vụ hợp tác kinh tế của Bộ Ngoại giao Nga, nói rằng nền kinh tế Nga đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991. Việc Mỹ và phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống tài chính và các doanh nghiệp Nga, ông Birichevsky nhấn mạnh.
 |
Ảnh minh họa: Reuters |
Trong thông báo đưa ra hồi đầu tuần, Nga đã cảnh báo rằng giá dầu có thể đạt ngưỡng 300 USD/thùng nếu Mỹ và Liên minh châu Âu áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ nước này. Mặc dù vậy, Tổng thống Joe Biden vẫn công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga trong bài phát biểu ở Nhà Trắng tối 8-3.
Mỹ có lý do để áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga khi nước này chỉ tiêu thụ khoảng 8% các sản phẩm dầu mỏ từ Nga. Tuy nhiên, Châu Âu hiện đang tiêu thụ khoảng 500 triệu tấn dầu thô mỗi năm và khoảng 30% trong số đó, tương đương 150 triệu tấn, cùng với 80 triệu tấn sản phẩm hóa dầu của khu vực này, là do Nga cung cấp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng “chiến dịch quân sự đặc biệt" là điều cần thiết để đảm bảo an ninh của Nga sau khi Mỹ và các nước đồng minh cố tình mở rộng tổ chức NATO đến sát biên giới của Nga bằng cách khuyến khích hành động của các nhà lãnh đạo Kiev thân phương Tây.
Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các bên “kiềm chế tối đa” để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn và cho biết sẵn sàng cung cấp thêm các nguồn viện trợ nhân đạo cho Ukraine. Người đứng đầu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt Nga sẽ chỉ khiến kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Phát biểu với báo chí hôm 7-3, Phó thủ tướng Nga Alexander Novak đã cảnh báo việc áp đặt cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với thị trường toàn cầu. Phó thủ tướng Nga cũng nêu rõ Moskva hoàn toàn có thể cắt nguồn cung khí đốt qua tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 để đáp trả việc phương Tây cấm vận hành tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.
TRUNG THÀNH
Mỹ có thể sẽ “đặt cược” vào Venezuela trong nỗ lực hạn chế tác động từ lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thừa nhận như vậy trong bài phát biểu công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga được phát đi từ Nhà Trắng tối 8-3.
Hàng loạt tập đoàn đa quốc gia đã tuyên bố dừng các hoạt động kinh doanh tại Nga.