Tuy không phản đối các buổi gặp gỡ hay hẹn hò với người khác giới, song anh luôn lắc đầu trước những mối quan hệ ràng buộc lâu dài để tập trung cho sự nghiệp. Cuối năm nay, anh sẽ sang Hà Lan theo học lấy bằng thạc sĩ, với hy vọng đây sẽ là bước tiến trong công việc. Anh dự định chỉ kết hôn khi ngoài 30 tuổi.

leftcenterrightdel

Một đám cưới ở Java, Indonesia. Ảnh: South China Morning Post 

Về phần mình, dù rất vui vì con trai có một bản “sơ yếu lý lịch” đẹp, song bố mẹ Zavaraldo cũng không khỏi muộn phiền khi anh chưa có ý định kết hôn. Cũng như nhiều bậc làm cha làm mẹ, họ mong muốn anh có cuộc sống ổn định, sớm lập gia đình riêng và sinh con đẻ cái. “Tôi cần có nhiều thời gian hơn để sẵn sàng ổn định cuộc sống và lập gia đình trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường việc làm ngày càng lớn và giá nhà đắt đỏ”, The Straits Times dẫn lời Zavaraldo giãi bày.

Tương tự Zavaraldo, ngày càng nhiều thanh niên ở Indonesia lựa chọn lập gia đình muộn. The Straits Times dẫn thống kê của chính phủ xứ vạn đảo cho hay, chỉ có 1,58 triệu cặp đôi tổ chức hôn lễ trong năm ngoái, giảm 128.000 cặp so với năm trước đó. Đáng chú ý, số liệu này liên tục giảm kể từ năm 2018-thời điểm quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận 2,01 triệu cặp đôi thành hôn.

Số liệu kết hôn giảm có thể phổ biến ở các quốc gia có dân số giảm, nhưng thực tế dân số Indonesia vẫn đang tăng mỗi năm. Nước này ghi nhận dân số 277,5 triệu người vào năm 2023, tăng so với 267 triệu người vào năm 2018. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại về việc người dân Indonesia thay đổi lối suy nghĩ đối với hôn nhân. “Dân số trẻ của Indonesia ngày càng tăng, trong khi số lượng các cuộc hôn nhân trên toàn quốc lại giảm do xu hướng lập gia đình muộn hơn của nhiều thanh niên hiện nay”, nhà xã hội học Dede Oetomo tại Đại học Airlangga (Indonesia) đánh giá.

PHẠM HUY

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.