QĐND Online – Các tàu chiến của Hải quân Hàn Quốc trong tương lai gần sẽ được trang bị các hệ thống phòng thủ tầm gần (CIWS) do chính nước này phát triển, sản xuất.
Cơ quan Mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cho biết, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ trích ngân sách hơn 283 triệu USD để thực hiện dự án phát triển hệ thống CIWS nội địa.
Theo DAPA, cơ quan này đang hoàn tất các nội dung hợp đồng và yêu cầu kỹ, chiến thuật tiêu chuẩn của hệ thống CIWS nội địa trước khi gửi giấy mời tới các doanh nghiệp quốc phòng trong nước.
 |
Hệ thống CIWS Goalkeeper của Hàn Lan lắp trên tàu khu trục Yulgok Yi I (DDG-992) của Hàn Quốc. |
Dự kiến đến năm 2030, các hệ thống CIWS mới sẽ được tích hợp trên các tàu chiến chính của Hải quân Hàn Quốc, bao gồm những tàu thuộc dự án Tàu khu trục thế hệ mới (KDDX) và dự án tàu hộ vệ tên lửa lớp Ulsan Batch-III.
Hiện tại, tàu chiến của Hàn Quốc sử dụng các hệ thống CIWS do nước ngoài sản xuất. Tuy nhiên, với sản phẩm nội địa, Hải quân Hàn Quốc có thể chủ động được nguồn cung trong nước cũng như giảm phụ thuộc vào nhập khẩu vũ khí.
Hệ thống CIWS là khí tài quan trọng trên bất cứ tàu chiến nào. Nó được coi là lá chắn cuối cùng bảo vệ tàu chiến trước sự tấn công từ máy bay, trực thăng, ca nô, thủy lôi hay tên lửa diệt hạm của đối phương.
Một hệ thống CIWS thường bao gồm pháo đa nòng cỡ 20mm đến 40mm với tốc độ bắn cao (từ 1.000 phát/phút trở lên), radar phát hiện và bám bắt mục tiêu, camera đồng trục, hệ thống kiểm soát hỏa lực, hệ thống máy tính để trợ giúp pháo thủ điều khiển…
PHẠM HUY (theo Navy Recognition)
QĐND Online - Tên lửa hành trình đối hạm nội địa SSM-700K Haeseong (NATO định danh là C-Star) sẽ được Hải quân Hàn Quốc cải thiện tính năng kỹ chiến thuật, từ đó nâng cao tuổi thọ phục vụ trong lực lượng này.
QĐND Online – Bộ Ngoại giao Mỹ vừa thông qua chương trình hỗ trợ dịch vụ dự kiến trị giá tới 675 triệu USD cho phi đội tiêm kích tàng hình F-35A của Không quân Hàn Quốc.
QĐND Online – Hãng thông tấn của Hàn Quốc Yonhap đưa tin, tổ hợp phòng thủ có trang bị rocket dẫn đường của nước này có tên gọi Bigung đã vượt qua chương trình kiểm tra, đánh giá của Lầu Năm góc, theo đó mở đường cho thỏa thuận xuất khẩu loại vũ khí này cho quân đội Mỹ.