Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp được đưa hàng hóa trở lại Việt Nam hoặc thay đổi thông tin đối tác nhận hàng tại nước ngoài, thông quan nhanh chóng, giảm bớt chi phí phát sinh.
Theo Tổng cục Hải quan, trong thời gian qua, do ảnh hưởng của cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina, nhiều lô hàng xuất khẩu của Việt Nam không thể đưa vào Nga, Ucraina và một số quốc gia Đông Âu.
Do đó, để kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam đã làm thủ tục xuất khẩu nhưng phải đưa hàng hóa trở lại Việt Nam hoặc thay đổi đối tác nhập khẩu, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc triển khai một số nhiệm vụ.
 |
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp được đưa hàng hóa trở lại Việt Nam. Ảnh minh họa: Hanoimoi.com.vn |
Trường hợp hàng hóa đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng không thể thực hiện tiếp thủ tục xuất khẩu, nếu doanh nghiệp đề nghị hủy tờ khai hải quan xuất khẩu để đưa hàng hóa trở lại nội địa, Chi cục Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp và thực hiện hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
Trường hợp hàng hóa đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu nhưng phải tái nhập về Việt Nam, Chi cục Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan tái nhập theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; không yêu cầu người khai hải quan phải nộp giấy phép hoặc văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành; giải quyết thủ tục không thu thuế nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.
Trường hợp hàng hóa đã được đăng ký tờ khai hải quan nhưng thay đổi đối tác nhập khẩu, Chi cục Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục khai sửa đổi, bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp, xuất trình các chứng từ chứng minh việc sửa đổi, bổ sung theo quy định.
Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp được đưa hàng hóa trở lại Việt Nam hoặc thay đổi thông tin đối tác nhận hàng tại nước ngoài, thông quan nhanh chóng, giảm bớt chi phí phát sinh.
HOÀNG LAN
Ngày 24-3, Tổng cục Hải quan ra thông cáo cho biết, từ 1-4-2022, ngành Hải quan sẽ sử dụng trang phục mới với việc thay đổi màu sắc, kiểu dáng trang phục hải quan xuân hè và quy định trang phục dành riêng cho lực lượng làm công tác chống buôn lậu.
Theo Tổng cục Hải quan, trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 (từ ngày 15-12-2021 đến 15-2-2022) ngành Hải quan đã chủ trì và phối hợp bắt giữ và xử lý 2.733 vụ vi phạm pháp luật Hải quan (tăng 29,04% so với năm 2021); trị giá hàng hóa vi phạm ước tính: 1.230 tỷ đồng (tăng 57,39% so với năm 2021).
Ngày 11-3, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2022 với sự tham gia của hơn 600 đại biểu, đại diện cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn 3 tỉnh (Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên), cùng đại diện các đơn vị vụ, cục thuộc Tổng cục Hải quan.
Tổng cục Hải quan vừa chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và các cục hải quan địa phương tăng cường nắm tình hình, xây dựng các phương án, kế hoạch nghiệp vụ để phòng ngừa, kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu xăng dầu, than trên các tuyến biên giới, vùng biển.