Hoạt động của Quốc hội Khóa II đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng ở miền Nam; đã thực thi những chính sách phù hợp về dân chủ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong những điều kiện cực kỳ khó khăn; góp phần bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của chính quyền Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng đất nước ở miền Nam và đấu tranh thống nhất Tổ quốc.
Nhân dân Phố Lò Đúc, khu phố Hai Bà Trưng (Hà Nội) bỏ phiếu bầu Quốc hội Khóa II (tháng 5-1960). Ảnh tư liệu.
Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 6 đến ngày 15-7-1960, tại Hà Nội, đã bầu:
Chủ tịch nước: Hồ Chí Minh
Phó Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 21 thành viên chính thức và 5 thành viên dự khuyết; Chủ tịch: Trường Chinh.
Hội đồng Chính phủ; Thủ tướng: Phạm Văn Ðồng
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Hoàng Quốc Việt.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao: Phạm Văn Bạch.
Ủy ban Dự án pháp luật của Quốc hội.
Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội.
Các văn bản pháp quy đã thông qua: 6 luật; 9 pháp lệnh.
Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ban hành ngày 26-7-1960).
Luật Tổ chức Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ban hành ngày 26-7-1960).
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (ban hành ngày 26-7-1960).
Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (ban hành ngày 26-7-1960).
Luật Sửa đổi và bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự (ban hành ngày 10-11-1962).
Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp (ban hành ngày 10-11-1962).
Pháp lệnh về việc bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp (ban hành ngày 23-10-1961).
Pháp lệnh Quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án Nhân dân Tối cao và tổ chức các Tòa án Nhân dân địa phương (ban hành ngày 30-3-1961).
Pháp lệnh Quy định việc quản lý nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy (ban hành ngày 4-10-1961).
Pháp lệnh Ðặt Huân chương và Huy chương Chiến sĩ vẻ vang (ban hành ngày 16-9-1961).
Pháp lệnh Quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân vũ trang (ban hành ngày 12-8-1961).
Pháp lệnh Quy định cụ thể về tổ chức của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (ban hành ngày 18-4-1962).
Pháp lệnh Qui định chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ban hành ngày 20-7-1962).
Pháp lệnh Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ban hành ngày 20-7-1962).
Pháp lệnh Quy định cơ quan phụ trách quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy và chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan phòng cháy và chữa cháy (ban hành ngày 5-4-1963).
Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn: 4 hiệp ước-hiệp định song phương. Gồm:
· Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Lãnh sự giữa Việt Nam và Tiệp Khắc (phê chuẩn ngày 13-6-1963).
· Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước Thương mại và Hàng hải giữa Việt Nam và Triều Tiên (phê chuẩn ngày 7-1-1963).
· Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước Thương mại và Hàng hải giữa Việt Nam và Trung Hoa (phê chuẩn ngày 7-1-1963).
· Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Bưu chính và điện chính giữa Việt Nam và Cuba (phê chuẩn ngày 24-11-1963).
Số liệu cơ bản:
Ngày bầu cử: 8-5-1960
Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,52%.
Tổng số đại biểu: 453
Số đại biểu được bầu: 362
Số đại biểu khóa I miền Nam lưu nhiệm: 91
Thành phần đại biểu Quốc hội:
Công nhân: 50
Nông dân: 47
Cán bộ chính trị: 129
Quân đội: 20
Nhân sĩ, tôn giáo:
Cán bộ văn hóa, giáo dục, pháp luật: 37
Ðảng viên: 298
Ngoài Ðảng:64
Dân tộc thiểu số: 56
Phụ nữ: 49
Thanh niên (20 30 tuổi): 42
Phụ lão: (trên 60 tuổi): 19
Cán bộ kinh tế, khoa học-kỹ thuật: 66
Anh hùng lao động và chiến đấu: 19
Cán bộ ở Trung ương: 110
Cán bộ ở địa phương: 252
Theo quochoi.vn