Dòng Quây Sơn khi chảy vào địa phận Việt Nam được bao quanh bởi đồi núi và những thửa ruộng chín vàng tạo nên cảnh sắc mê hoặc. Đoạn đường dài khoảng 10km từ thị trấn Trùng Khánh đến xã Phong Nậm là nơi lý tưởng để ngắm cảnh mùa lúa chín. Khung cảnh ngoạn mục đó thu hút nhiều du khách và nhiếp ảnh gia. Ngoài cảnh đẹp, du khách đến đây không thể bỏ qua đặc sản lúa nếp ong của người dân địa phương. Được trồng trên những cánh đồng màu mỡ bên sông Quây Sơn, lúa nếp ong có hạt to, tròn, gạo thơm và dẻo, nổi bật hơn các loại gạo nếp khác. Dòng Quây Sơn là trung tâm của tuyến du lịch “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Đây là cơ hội để phát triển du lịch bền vững, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa, đồng thời giới thiệu vẻ đẹp và giá trị truyền thống của miền biên viễn nước ta đến bạn bè quốc tế.
|
|
Sông chảy qua xã Chí Viễn đến xóm Co Muông, xã Đàm Thủy thì đổ dòng, tạo nên thác Bản Giốc. |
|
|
Nâng niu hạt ngọc của đất trời. |
|
|
Ruộng lúa chín vàng nằm xen lẫn với những thửa đã gặt xong nhìn từ trên cao. |
Chùm ảnh của CÔNG ĐẠT
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Nếu trước kia cứ mỗi kỳ giáp hạt, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa ở miền Tây Thanh Hóa lại phải trông chờ nguồn hỗ trợ lương thực từ Chính phủ, thì đến nay, Thanh Hóa chẳng những đã tự chủ được nguồn lương thực, thực phẩm cho người dân địa phương mà còn cung ứng ra thị trường những “hạt ngọc” chất lượng cao, thơm ngon nức tiếng gần xa. Vậy điều gì khiến Thanh Hóa tạo nên kỳ tích như vậy trên mặt trận nông nghiệp?
Có nhiều dịp đến Mù Cang Chải, nhưng mỗi lần trở lại mảnh đất vùng cao đặc biệt này, tôi vẫn không khỏi háo hức. Năm nào cũng vậy, vào thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, cũng là thời điểm Mù Cang Chải đang vào mùa lúa chín và mùa thu hoạch táo mèo.