Cách đây ít phút, HĐND TP Hà Nội hợp nhất trong phiên họp đầu tiên đã bầu chức danh Chủ tịch UBND TP Hà Nội (mở rộng). Chủ tịch Hà Nội cũ, Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Thế Thảo đắc cử vào vị trí Chủ tịch UBND TP Hà Nội mở rộng, với 147/162 phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 90,74%. Bà Ngô Thị Doãn Thanh, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội cũ, đã được 158/162 phiếu bầu, và trở thành Chủ tịch HĐND TP Hà Nội (mở rộng).
Ông Nguyễn Thế Thảo nguyên là Chủ tịch UBND TP Hà Nội từ cuối tháng 9 năm ngoái. Trước đó, ngày 29/8/2007, ông được bổ nhiệm làm quyền Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Trước khi về Hà Nội nhận công tác, ông Thảo là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh. Ông sinh năm 1952 tại Nhâm Hòa (Quế Võ, Bắc Ninh), là tiến sỹ kinh tế, đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, tốt nghiệp đại học kiến trúc tại Ba Lan năm 1976, từng công tác nhiều năm trong ngành xây dựng.
8 Phó Chủ tịch là các ông, bà Phó Chủ tịch cũ của 2 tỉnh, thành:Phí Thái Bình, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Huy Tưởng, Đào Văn Bình, Hoàng Mạnh Hiển, Ngô Thị Thanh Hằng, Nguyễn Văn Khôi và Trịnh Duy Hùng.
Chủ tịch HĐND Hà Nội mới là bà Ngô Thị Doãn Thanh, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội cũ. Bà Thanh giành được 158/162 phiếu bầu.
2 Phó Chủ tịch HĐND làcác ôngLê Quang Nhuệ (Phó Chủ tịch HĐND Hà Nội cũ) và Nguyễn Văn Phúc (Phó Chủ tịch HĐND Hà Tây).
2 Ủy viên thường trực của HĐND là ông Lê Văn Hoạt vàbà Nguyễn Thị Thu.
 |
Các đại biểu HĐND Hà Nội (hợp nhất) đã bầu ông Nguyễn Thế Thảo giữ chức vụ Chủ tịch UBND Hà Nội (mới). Ảnh: VNE |
Phát biểu tại cuộc họp HĐND TP Hà Nội (hợp nhất) sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định, trong lịch sử phát triển, Thăng Long - Hà Nội đã có nhiều lần thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính, nhưng đây là lần điều chỉnh mở rộng với quy mô lớn nhất, mang tính lịch sử, có tầm nhìn xa.
Theo Chủ tịch Quốc hội, với diện mạo mới, Hà Nội sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng cũng đứng trước những thách thức. Trước mắt, thành phố phải làm tốt công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, không gây xáo trộn không để thất thoát tài sản của nhà nước.
"Lúc này, cần phải nêu cao tinh thần đồng tâm hiệp lực vì thủ đô, vì sự phát triển của đất nước. Bất cứ sự hoài nghi, tính toán riêng tư cục bộ đều không đúng, không có lợi cho sự nghiệp chung", ông Trọng nhấn mạnh.
Theo Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, các địa phương điều chỉnh địa giới vào thủ đô phần lớn từng gắn bó với Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử, có mối quan hệ mật thiết về kinh tế văn hóa... Việc điều chỉnh và mở rộng địa giới hành chính sẽ tạo cơ hội to lớn cho sự phát triển thủ đô trong tương lai.
Kỳ họp hợp nhất diễn ra trong hai ngày 1-2/8, nhằm thông qua danh sách đại biểu HĐND; bầu các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND và UBND Hà Nội mới...
Giữa tháng 7 vừa qua, ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị đã được chỉ định làm Bí thư Thành ủy Hà Nội mới. Phó bí thư thường trực Thành ủy là ông Bùi Duy Nhâm (nguyên Bí thư Hà Tây). 4 phó bí thư khác gồm: ông Nguyễn Thế Thảo, bà Ngô Thị Doãn Thanh, ông Nguyễn Công Soái và ông Tưởng Phi Chiến.
Cùng thời điểm này, ông Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ngày 30/7, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định 82. Theo đó, Hà Nội mới sẽ không có quá 8 Phó chủ tịch UBND thành phố. Một số quận, huyện được bổ sung thêm 1 Phó chủ tịch UBND |