Trong số đó, đại biểu khu vực hành chính sự nghiệp chiếm 55,48%; đại biểu khu vực sản xuất, kinh doanh chiếm 44,52%; đại biểu là cán bộ công đoàn chuyên trách chiếm 54,38%; đại biểu là cán bộ công đoàn không chuyên trách và lao động sản xuất trực tiếp chiếm 45,62%; đại biểu là nữ chiếm 37,05%; đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm 6,27%; đại biểu là đảng viên chiếm 78,43%; đại biểu dự đại hội cao tuổi nhất là 71; ít tuổi nhất là 26. Về trình độ chuyên môn: Đại biểu có trình độ sau đại học (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ) chiếm 35,39%; đại biểu có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 51,06%; đại biểu có trình độ trung cấp trở xuống chiếm 13,55%.

Đại hội là sự kiện chính trị trọng đại của giai cấp công nhân và người lao động, có ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của tổ chức công đoàn, nhất là sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012, hơn hai năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12-6-2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, Công đoàn Việt Nam đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, đạt nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

Với phương châm "Đổi mới-Dân chủ-Đoàn kết-Phát triển", đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; xác định mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023-2028; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII, bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII; đánh giá việc thi hành và thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung).

KIM ANH - PHẠM KIÊN

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Chính trị xem các tin, bài liên quan.