Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 62 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định đối với chất thải nguy hại từ chất thải rắn sinh hoạt hoặc phát sinh từ cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
c) Vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bảo đảm xử lý hết lượng chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận theo hợp đồng đã ký kết.
Thứ hai, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được thanh toán đúng và đủ giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hợp đồng đã ký kết.
 |
Ảnh minh họa: Moitruong.net.vn |
*Bạn đọc Phí Quang Hòa ở phường Phước Lộc, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, hỏi: Chế độ quản lý đối với học sinh các trường giáo dưỡng được quy định như thế nào?
Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 16 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể như sau:
- Học sinh chịu sự quản lý, giám sát của trường giáo dưỡng và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của trường giáo dưỡng.
- Căn cứ vào quy mô của từng lớp trong trường giáo dưỡng, thời hạn chấp hành quyết định, đặc điểm nhân thân, tính chất, mức độ vi phạm, tình trạng sức khỏe, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn của từng học sinh, hiệu trưởng trường giáo dưỡng sắp xếp họ vào đội, lớp, tổ, nhóm cho phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục. Mỗi đội, lớp, tổ, nhóm phải có cán bộ của trường giáo dưỡng trực tiếp phụ trách.
QĐND