Trả lời: Điều 4 và 5 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 1-9-2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu quy định:
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ phần kinh phí đóng BHYT cho quân nhân.
2. Mức đóng BHYT hằng tháng (kể từ ngày 1-1-2016) như sau:
- Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp: Bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ: Bằng 4,5% mức lương cơ sở.
3. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính và thủ trưởng cơ quan có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng BHYT phù hợp.
 |
Thẻ bảo hiểm y tế cấp cho người dân. Ảnh: vietnam+. |
* Anh Nguyễn Văn Hùng, ở phường Bắc Sơn, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa), hỏi: Vợ chồng em trai tôi là quân nhân tại ngũ, vậy cả hai vợ chồng em trai tôi đều đề nghị cấp thẻ BHYT cho bố tôi có được không?
Trả lời: Khoản 2 Điều 16 của Luật BHYT quy định “Mỗi người chỉ được cấp một thẻ BHYT”. Do đó, cả hai vợ chồng em trai anh đều kê khai cấp thẻ BHYT cho đối tượng thân nhân là không đúng quy định.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Thông tư liên tịch số 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 14-4-2016 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT, thì em trai anh có trách nhiệm kê khai danh sách cấp thẻ BHYT cho bố đẻ; trường hợp không thực hiện theo thứ tự thì người nào có điều kiện thuận lợi được kê khai, nhưng phải báo cáo rõ lý do và chịu trách nhiệm về bản kê khai đó, được thủ trưởng đơn vị quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên xác nhận.
Mọi thông tin, ý kiến cần giải đáp xin gửi về Phòng biên tập Công tác Đảng, công tác chính trị, Báo Quân đội nhân dân, số 7 Phan Đình Phùng, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 069.554119; 024.37478610; thư điện tử: congtacdang@qdnd.vn.
QĐND