Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 449 Bộ luận Dân sự hiện hành. Cụ thể như sau:
1. Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
2. Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
* Bạn đọc Nguyễn Quốc Tuấn ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương?
Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 3 Nghị định số 92/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 15-6-2025. Cụ thể như sau:
Chuyên gia cao cấp là người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tại các cơ quan của Đảng và Nhà nước ở Trung ương; là cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hưởng lương theo ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hoặc không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được bổ nhiệm làm chuyên gia cao cấp thì thôi đảm nhiệm vị trí việc làm cũ kể từ ngày được bổ nhiệm chuyên gia cao cấp, được xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Bảng lương chuyên gia cao cấp) và hưởng các chế độ, chính sách như sau:
1. Trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở xuống hoặc không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được hưởng chế độ, chính sách, gồm:
a) Xếp lương vào bậc 1, hệ số lương 8,80 của Bảng lương chuyên gia cao cấp;
b) Được hưởng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh trợ lý các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
2. Trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,0 đến 1,25 được hưởng chế độ, chính sách, gồm:
a) Xếp lương vào bậc 2, hệ số lương 9,40 của Bảng lương chuyên gia cao cấp;
b) Được hưởng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh thứ trưởng.
3. Trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,30 trở lên được hưởng chế độ, chính sách, gồm:
a) Xếp lương vào bậc 3, hệ số lương 10,0 của Bảng lương chuyên gia cao cấp;
b) Được hưởng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh bộ trưởng.
4. Trường hợp hệ số lương mới thấp hơn tổng hệ số lương cũ (bao gồm hệ số lương theo ngạch, bậc, chức danh cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cũ.
5. Cơ quan sử dụng chuyên gia cao cấp căn cứ hiệu quả công tác của chuyên gia cao cấp và khả năng nguồn lực của cơ quan, có thể thực hiện thêm một số chế độ, chính sách khác (tiền thưởng, điều kiện làm việc...) phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan.
6. Trường hợp sau khi thôi làm chuyên gia cao cấp, cơ quan có thẩm quyền quản lý bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức vào vị trí việc làm mới thì căn cứ vào bậc lương ở ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức đã được hưởng trước khi bổ nhiệm chuyên gia cao cấp và thời gian làm chuyên gia cao cấp để xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức đó; được hưởng các chế độ phụ cấp lương (nếu có) gắn với vị trí việc làm mới theo quy định.
QĐND
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Bạn đọc xem các tin, bài liên quan.