Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 59 Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-VPQH ngày 3-12-2021 của Văn phòng Quốc hội về Bộ luật Tố tụng hình sự. Nội dung cụ thể như sau:

1. Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

2. Người bị tạm giữ có quyền:

a) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

* Bạn đọc Trần Hương Ly ở xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động khi lao động là người giúp việc gia đình?

Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 165 Bộ luật Lao động hiện hành. Nội dung cụ thể như sau:

1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.

2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.

3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.

QĐND