Theo giải thích tại Nghị quyết số 04 HĐTPTANDTC, ngày 29-11-1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chỉ nêu trường hợp “Giết người vì động cơ đê hèn (điểm a) như, giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (Ví dụ: Giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ…)”.

Hướng dẫn trên đã lâu đến nay có những điểm không theo kịp với diễn biến về tình hình tội phạm ngày càng tinh vi phức tạp, song ngoài xã hội đều có chung nhận xét, ai vi phạm vào tình tiết này sẽ được liên tưởng ngay là người thuộc diện bạc nghĩa, vô ơn, thù dai, hèn hạ. Ngay khi tiếp xúc với đối tượng, dù có “thông cảm” nhất - những người đã từng bị kết án hoặc đang chấp hành án phạt tù họ cũng phải đánh giá người phạm tội nếu vì động cơ đè hèn là chỉ nhưng kẻ “tiển nhân”, “bẩn  tướng”.

leftcenterrightdel
 

Từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, Bộ luật Hình sự 2015 đã giữ lại tình tiết Phạm tội “vì động cơ đê hèn” ở các Điều: Điểm đ khoản 1 Điều 52 - Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; Điểm q khoản 1 Điều 93 - Tội giết người. Nhà làm luật đã tăng số lượng quy định tình tiết này vào khung tăng nặng hình phạt ở các điều gồm: Điều 150 - Tội mua bán người; điểm b khoản 2, Điều 151- Tội mua bán người dưới 16 tuổi; điểm g khoản 2, Điều 156- Tội vu khống. Điểm a khoản 3, đặc biệt là chế định tại điểm c khoản 2, Điều 319- Tội xâm phạm thi thể, mổ mả, hài cốt được dư luận xã hội rất đồng tình vì nó bảo vệ truyền thống tâm linh của dân tộc. Hành vi xâm phạm những gì liên quan tiêu cực đối với người đã khuất, “làm động mồ động mả” là sự kiện không chỉ xúc phạm đến cá nhân, gia đình mà có khi cả dòng tộc. Do vậy nó bị lên án gay gắt, đòi hỏi pháp luật xử lý nghiêm minh. Nhiều ý kiến cho rằng với tội này phải nâng mức hình phạt thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Việc đưa thêm tình tiết phạm tội vì động cơ đề hèn là tình tiết định khung tăng nặng như trên là bám sát thực tiễn, song chúng tôi thấy so với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khác, đối với người gây án vì động cơ thể hèn, thực chất đó là sự trả thù, nên thực hiện tội phạm quyết liệt, họ rắp tâm tìm mọi cơ hội để thực hiên tội phạm bằng nhiều cách. Nếu thuộc các trường hơp: Trẻ  em bị đánh tráo, bản thân đứa trẻ rất dễ  bị người đang quản lý xâm phạm về thể chất và tinh thần. Gia đình người có trẻ em bị đánh tráo dằn vặt về tư tưởng, hoài nghi trong quan hệ…  Còn các dạng khác như tranh chấp kinh tế, mâu thuẫn vợ chồng, hoặc bị người khác tố cáo hành vi vi phạm nhưng vì  động cơ đề hèn đã thúc đẩy người thực hiện hành vi sẵn sàng bỏ qua mọi chuẩn mực, bất chấp luân thường đạo lý để cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản của với người khác. Do vậy nên xử lý theo hướng:

- Bổ sung tình tiết phạm tội vì động cơ đê hèn là tình tiết định tội ở khoản 1, định khung tăng nặng hình phạt khoản 2 vào các Điều 134 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác; Điều 178- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

- Giữ lại điểm c khoản 2 Điều 120- Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em của Bộ luật Hình sự năm 2009 để chuyển vào khoản 2 Điều 152 Bộ luật Hình sự năm 2015.

 - Về kỹ thuật lập pháp:  Để đảm bảo tính thống nhất khi xây dựng các khung hình phạt, Bộ luật nên cấu trúc những điều luật nếu có nhiều khung thì sử dụng các tình tiết đã định khung ở khoản trên làm yếu tố để định khung tăng nặng ở khoản kế theo. Hình thức này trước đây đã được sử dụng tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 10-5-1997. Cụ thể tại điểm g khoản 3 Điều 185b- Tội  sản xuất trái phép chất ma túy và nhiều tội khác. Đến nay trong Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng được sử dụng  tại các Điều 174 điểm b khoản 4- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hay các điểm b ở các khoản 3,4 Điều 178- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Tuy một số điều luật đã được kế thừa nhưng chưa đồng bộ. Ví dụ tại các Điều 168- Tội cướp tài sản; Điều 169- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản… cùng nhóm tội có nhiều khung hình phạt nhưng không quy định.

Cấu trúc điều luật có nhiều khung theo kiểu này là vừa ngắn gọn khi áp dụng hình phạt  khai thác được triệt để các tình tiết do hành vi phạm tội gây ra, nó còn có tác dụng làm hạn chế tình trạng để lọt hành vi.

Luật sư NGUYỄN THÀNH MINH

Công sự Văn phòng Luật sư Bùi Lan- Đoàn Luật sư tỉnh Tuyên Quang