Bạn Quang Huy ở phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, điều kiện khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt (TTTĐB) được pháp luật quy định thế nào?
Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại tiết 3 khoản 3 Điều 1 Nghị định số 14/2019/NĐ-CP ngày 1-2-2019 của Chính phủ như sau:
1- Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu TTTĐB để sản xuất hàng hóa chịu TTTĐB và trường hợp nhập khẩu hàng hóa chịu TTTĐB thì chứng từ để làm căn cứ khấu trừ TTTĐB là chứng từ nộp TTTĐB khâu nhập khẩu.
2-Đối với trường hợp mua nguyên liệu trực tiếp của nhà sản xuất trong nước:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, trong hợp đồng phải có nội dung thể hiện hàng hóa do cơ sở bán hàng trực tiếp sản xuất; bản sao Giấy chứng nhận kinh doanh của cơ sở bán hàng (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở bán hàng).
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
- Chứng từ để làm căn cứ khấu trừ TTTĐB là hóa đơn giá trị gia tăng khi mua hàng. Số TTTĐB mà đơn vị mua hàng đã trả khi mua nguyên liệu được xác định = giá tính TTTĐB nhân (x) thuế suất TTTĐB, trong đó:
Giá tính TTTĐB
|
=
|
Giá mua chưa có thuế GTGT (thể hiện trên hóa đơn GTGT)
|
-
|
Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)
|
1 + Thuế suất TTTĐB
|
Việc khấu trừ tiền TTTĐB được thực hiện khi kê khai TTTĐB và số TTTĐB phải nộp được xác định theo công thức sau:
Số TTTĐB phải nộp
|
=
|
Số TTTĐB của hàng hóa chịu TTTĐB được bán ra trong kỳ
|
-
|
Số TTTĐB đã nộp đối với hàng hóa, nguyên liệu ở khâu nhập khẩu hoặc số TTTĐB đã trả ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng hóa được bán ra trong kỳ
|
Trường hợp chưa xác định được chính xác số TTTĐB đã nộp (hoặc đã trả) cho số nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ thì có thể căn cứ vào số liệu của kỳ trước để tính số TTTĐB được khấu trừ và sẽ xác định theo số thực tế vào cuối quý, cuối năm. Trong mọi trường hợp, số TTTĐB được phép khấu trừ tối đa không vượt quá số TTTĐB tính cho phần nguyên liệu theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm.
Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20-3-2019.
QĐND