Trả lời: Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 45, Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) thì người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) được hưởng chế độ TNLĐ khi bị tai nạn ngoài nơi làm việc, hoặc ngoài giờ làm việc, khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, hoặc người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn. Cùng với đó, theo quy định tại khoản 2, Điều 193, Bộ luật Lao động, thì cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn theo quy định và được người sử dụng lao động trả lương.
Trường hợp đồng chí đi thăm hỏi công nhân bị ốm, được xác định là đang thực hiện nhiệm vụ, công việc do người sử dụng lao động giao. Do vậy, vụ tai nạn giao thông đối với đồng chí được xác định là TNLĐ và được xem xét, giải quyết chế độ TNLĐ.
*Anh Trần Viết Ninh, trú tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, hỏi: Tôi bị tai nạn tại nơi làm việc và đã được cơ quan chức năng kết luận bị TNLĐ. Sau khi điều trị ổn định, tôi được giới thiệu đi giám định mức suy giảm khả năng lao động và được hội đồng giám định y khoa kết luận bị suy giảm khả năng lao động 4% do TNLĐ. Vậy tôi có được hưởng trợ cấp tai nạn lao động không?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật ATVSLĐ, người lao bị TNLĐ được quy định tại khoản 1, Điều 45, Luật ATVSLĐ và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị TNLĐ thì mới được hưởng trợ cấp TNLĐ. Trường hợp anh bị TNLĐ, đã có kết luận của cơ quan chức năng, nhưng mức độ suy giảm khả năng lao động là 4%, nên chưa đủ điều kiện để hưởng trợ cấp TNLĐ.
|