Thông qua ba sáng kiến

Bản thông cáo sau khi hội nghị kết thúc cho biết, hội nghị đã tập trung đánh giá tình hình thế giới, khu vực, cơ bản về khía cạnh kinh tế và nhấn mạnh các chủ đề đang được quan tâm trong khu vực; đề cao vai trò động lực và dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như vai trò tiên phong trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu của APEC và hoan nghênh văn kiện về APEC hướng tới 2020 và tương lai (APEC Toward 2020 and Beyond) do Việt Nam đề xuất.

leftcenterrightdel

Hội nghị bàn về việc hoàn thành mục tiêu Bô-go vào năm 2020. 

leftcenterrightdel

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tại hội nghị. 

leftcenterrightdel
Sáng kiến của Việt Nam về “Khuôn khổ APEC về tạo Thuận lợi cho Thương mại điện tử Xuyên biên giới”  

Hội nghị đã thảo luận, tăng cường liên kết kinh tế khu vực với bốn ưu tiên của Việt Nam được thông qua, gồm những sáng kiến sau:

Một là, sáng kiến của Việt Nam về “Khuôn khổ APEC về tạo Thuận lợi cho Thương mại điện tử Xuyên biên giới” nhằm tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng cho các giao dịch thương mại điện tử; tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vào hệ thống giao dịch thương mại điện tử khu vực và toàn cầu, cũng như góp phần tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong khu vực, hướng tới việc hoàn thành mục tiêu Bô-go vào năm 2020.

Hai là, khuôn khổ giám sát việc thực hiện Kế hoạch Hành động kết nối Chuỗi cung ứng giai đoạn 2 (SCFAP 2) từ 2017- 2020, nhằm xác định và giải quyết các rào cản chính đối với chuỗi cung ứng, tạo thuận lợi cho sự lưu thông của hàng hóa và dịch vụ trong toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Ba là, thông qua “Chiến lược APEC về các Doanh nghiệp Nhỏ, Vừa và siêu nhỏ, xanh, bền vững và sáng tạo”, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ.

Cùng với đó, hội nghị có sáng kiến về “Bộ thông lệ tốt của APEC về thúc đẩy Công nghiệp hỗ trợ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”. Đây là sáng kiến chung của Việt Nam và Nhật Bản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh trong khu vực và “Sáng kiến về Thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” do Việt Nam chủ trì, nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong APEC.

Hoàn thành tốt vai trò kết nối

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại cuộc họp báo về hội nghị đã khẳng định, Hội nghị Liên Bộ trưởng Kinh tế - Ngoại giao đã thành công tốt đẹp. Việt Nam đã nỗ lực hết sức cùng các nền kinh tế thành viên APEC hiện thực hóa chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai” và đề ra nhiều sáng kiến, ý tưởng và triển khai hợp tác.

Theo đó, tại APEC 2017, các bộ trưởng đã thông qua nhiều sáng kiến quan trọng thiết thực, đáng chú ý là (i) khuôn khổ thuận lợi hóa thương mại xuyên biên giới; (ii) chiến lược APEC về các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa bền vững và sáng tạo.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, APEC 2017 sẽ thể hiện những quyết tâm, cũng như tinh thần hướng tới toàn cầu hóa. Bối cảnh kinh tế chung hiện nay biến động, ngoài vấn đề về an ninh, khủng bố, các yếu tố liên quan đến công nghệ cũng đang tác động đến cơ cấu của nền kinh tế, hạ tầng, thương mại và rất nhiều khía cạnh khác thì chúng ta cũng đang chứng kiến những xu thế mới đang bộc lộ nhiều nơi ở nhiều khu vực, ở nhiều góc độ như chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch mới, cũng như các quan hệ thương mại có thể gây ra ảnh hưởng chung của xu thế toàn cầu hóa. Chính vì vậy, hội nghị đã đi đến một kết quả rất tích cực là tập trung đầy đủ vào lợi ích của các nước nền kinh tế APEC.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vui mừng đánh giá, những sáng kiến, những nội dung mà nước chủ nhà Việt Nam tham gia đã được đánh giá cao và phản ánh được thực tiễn,  phục vụ cho tiến trình toàn cầu hóa và APEC. Cụ thể như sáng kiến APEC về tạo thuận lợi cho Thương mại điện tử xuyên biên giới đã nhận lại sự ủng hộ của tất cả các nền kinh tế tham gia trong APEC. Hội nghị không chỉ dừng trong việc đánh giá mục tiêu, kết quả đã đạt được, kế hoạch 2017, nhất là mục tiêu Bogor 2020 mà còn tiếp tục thông qua các cơ chế, sáng kiến quan trọng để tiếp tục mục tiêu của Bogor sau 2020 và tiến xa hơn nữa.

Hội nghị Bộ trưởng TPP là hoạt động bên lề của Hội nghị Bộ trưởng AMM và những nội dung được thảo luận tại HN BT TPP cũng là những nội dung tiếp nối trong quá trình trao đổi và làm việc ở cấp Trưởng đoàn đàm phán của các nước TPP, cũng như phù hợp với tinh thần kết quả HN AMM và MRT 23 tại Hà Nội. Các nước TPP cũng đang tiếp tục những nỗ lực để tiếp tục duy trì TPP có chất lượng cao, đảm bảo lợi ích cân bằng của các quốc gia tham gia để đảm bảo các lợi ích chung thông qua tự do hóa của thị trường hội nhập, để đảm bảo chất lượng cao của các quốc gia tham gia TPP. Mặc dù Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp định TPP, nhưng cả 11 nước tham gia TPP vẫn đang tiếp tục những nỗ lực chung của mình và rõ ràng ở trong một bối cảnh mới thì các nước TPP cũng đang tiếp tục thảo luận để có được sự đồng thuận, chia sẻ để tạo điều kiện cho TPP sẽ tiếp tục có hiệu lực và mang lại những giá trị thực hiện cho mỗi quốc gia tham gia cũng như cho nền kinh tế chung. Còn những quan điểm và xu thế về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch mới có những khía cạnh khác nhau của toàn cầu hóa, nhưng tuy nhiên mục tiêu của APEC 2017,  cũng như mục tiêu chung của TPP vẫn đang tiếp tục có những nỗ lực chung để đạt được sự chia sẻ đồng thuận, để từ đó tạo ta TPP thế hệ mới đóng góp chung cho toàn cầu hóa cũng như các nước TPP.

Các chuyên gia kinh tế nói gì?

PGS, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam:

Thương mại điện tử xuyên biên giới và công nghiệp hỗ trợ hiện đang là hai chủ đề lớn và nóng đối với tất cả các nền kinh tế APEC. Khía cạnh “xuyên biên giới” – không chỉ đối với vấn đề “thương mại điện tử” mà cho cả vấn đề “công nghiệp hỗ trợ”. Bộ Công thương ý thức rõ được tính chất toàn cầu của cả hai vấn đề. Do đó, đưa ra thảo luận chung trong APEC là đúng logic thời đại và tầm nhìn liên kết, thể hiện sự chuyên nghiệp trong “tham chiến” trên nhiều mặt trận, đóng góp xứng đáng vào sự thành công của APEC 2017. 

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong:

Tại APEC 2017, Việt Nam đã đề xuất một số sáng kiến về kinh tế, thương mại như: Thương mại điện tử xuyên biên giới và Công nghiệp hỗ trợ, cải thiện hoạt động của chuỗi cung ứng… Đây có thể được coi là một trong những sáng kiến nổi bật của năm APEC 2017 và được kỳ vọng góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư. Với sáng kiến này, cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao nỗ lực của Việt Nam về tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới, tiếp tục nâng cao năng lực cho các thành viên và thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ tại châu Á – Thái Bình Dương.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ:

Giải quyết các rào cản đối với thương mại và đầu tư, Việt Nam đã cùng với đa số các nước góp một tiếng nói mạnh mẽ cho việc thúc đẩy chống “chủ nghĩa” bảo hộ không chính đáng. Việc đề xuất một số sáng kiến về như thương mại điện tử xuyên biên giới và công nghiệp hỗ trợ là chủ trương đúng đắn xuất phát từ chính tình hình của nhiều nước đang phát triển trong khối APEC.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương:

Sáng kiến của Việt Nam là sáng kiến phù hợp với sự phát triển gần đây như: Xu thế thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, ngân hàng số hóa, thanh toán qua mạng… là các xu thế ngày càng rộng lớn. Các sáng kiến như vậy là điều phù hợp với lợi ích các nước, chính vì vậy, được các nước tham gia hoan nghênh, trình lên hội nghị bộ trưởng.

 Để có được những sáng kiến này không thể phủ nhận vai trò của Bộ trưởng Bộ Công thương khi nắm vững các yếu tố liên kết và thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng hợp tác trong nên kinh tế của APEC để lựa chọn khi đưa vào chương trình nghị sự của hội nghị lần này.

MINH HẢI (ghi)

MINH HƯNG